Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Việt Luật xin hướng dẫn tới quý khách quy trình , thủ tục cấp lại giấy phép, gia hạn giấy phép, nộp lại thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ việc làm mới nhất 2017 với nội dung chi tiết như sau:
Nghi định : 52/2014/NĐ-CP


ho-so-gia-han-cap-lai-giay-phep-kinh-doanh-dich-vu-viec-lam-1

Cấp lại giấy phép

  • Doanh nghiệp được cấp lại giấy phép khi giấy phép bị mất, bị hư hỏng hoặc thay đổi một trong các nội dung của giấy phép.
  • Hồ sơ cấp lại giấy phép bao gồm:


  1.  Văn bản đề nghị cấp lại giấy phép của doanh nghiệp;
  2.  Giấy phép bị hư hỏng hoặc bản sao các giấy tờ chứng minh việc thay đổi một trong các nội dung của giấy phép.


  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đủ (01 bộ) hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép cấp lại giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp lại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Giấy phép được cấp lại có thời hạn không quá thời hạn của giấy phép đã được cấp trước đó.

Gia hạn giấy phép

  • Trong thời hạn 30 ngày trước ngày giấy phép hết hạn, doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép. Hồ sơ gia hạn giấy phép gồm:


  1.  Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép của doanh nghiệp;
  2.  Giấy phép đã hết hạn;
  3.  Bản sao các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện cấp giấy phép quy định tại Điều 7 Nghị định này.


  • Mỗi lần gia hạn không quá 60 tháng.
  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được (01 bộ) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm gia hạn giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nộp lại, thu hồi giấy phép

  • Doanh nghiệp phải nộp lại giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:


  1.  Tự chấm dứt hoạt động;
  2.  Tự chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm.


  • Doanh nghiệp thuộc các trường hợp sau đây sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm:


  1.  Không bảo đảm một trong các điều kiện tại Điều 7 Nghị định này;
  2.  Không hoạt động dịch vụ việc làm sau 06 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép;
  3.  Bị chấm dứt hoạt động;
  4.  Bị chấm dứt hoạt động dịch vụ việc làm;
  5.  Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


  •  Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép theo quy định tại các điểm a, c và d Khoản 2 Điều này được cấp lại giấy phép sau 01 năm (12 tháng), kể từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, nếu có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này.
0

Để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm thì doanh nghiệp, tổ chức , cá nhân cần phải soạn thảo  hồ sơ như thế nào ? Thủ tục tiến hành và thời gian giải quyết trong bao lâu ? Việt Luật xin hỗ trợ quý khách hàng nội dung này cụ thể như sau:


ho-so-de-nghi-cap-giay-phep-hoat-dong-dich-vu-viec-lam-1
<> Điêu kiện cấp Giấy phép dịch vụ việc làm
<> Thay đổi người đại diện pháp luật theo doanh nghiệp
Cơ sở pháp lý :
Nghị định Số: 52/2014/NĐ-CP
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp ( Việt Luật soạn thảo )
  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình bản gốc để đối chiếu ( Do khách hàng cung cấp)
  • Bản sao chứng thực Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này; ( Khách hàng cung cấp )
  • Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định tại Điều 8 Nghị định này. ( Việt Luật tiến hành xin phép )

Sau khi nhận được hồ sơ  và Giấy tờ khách hàng cung cấp đầy đủ Việt Luật sẽ tiến hành nộp và theo dõi hồ sơ thay khách hàng.

  • Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ (01 bộ) hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 Thông báo hoạt động dịch vụ việc làm

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về giấy phép, địa điểm, lĩnh vực hoạt động, tài khoản, tên giám đốc, số điện thoại.
  • Trước 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động dịch vụ việc làm, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở chính về ngày bắt đầu hoạt động.
  • Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, người đứng đầu doanh nghiệp phải có văn bản gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về địa điểm mới kèm giấy tờ chứng minh tính hợp lệ của địa điểm mới theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, trước ngày thực hiện việc chuyển địa điểm.

CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT LUẬT

Trụ sở: Số 126 phố Chùa Láng, Q.Đống Đa, Hà Nội
ĐT: 04.3997.42.88 / 0968.29.33.66
Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
Website: http://thanhlapdoanhnghieptrongoi.com

0

Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn dịch vụ việc làm thì cần phải đáp ứng những điều kiện chủ yếu và cần thiết nào ? Việt Luật xin hỗ trợ tới quý khách nội dung này cụ thể như  sau:

dieu-kien-cap-giay-phep-kinh-doanh-dich-vu-viec-lam

<> Thủ tục công bố chất lượng sản phẩm 
Căn cứ pháp lý :
  • Nghị định Số: 52/2014/NĐ-CP
Điều kiện cấp giấy phép

Có trụ sở theo quy định tại Điều 8 Nghị định này đó là :

  • Điều kiện địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp
  • Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh của doanh nghiệp phải ổn định và có thời hạn từ 03 năm (36 tháng) trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký doanh nghiệp thì trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
Có bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Điều 9 Nghị định này đó là
  • Điều kiện bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm
  • Bộ máy chuyên trách để thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm bao gồm ít nhất 03 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, lý lịch rõ ràng.
 Đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 10 Nghị định này đó là

 Ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ

  • Tiền ký quỹ được sử dụng để giải quyết các rủi ro và các khoản phải đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp phải nộp tiền ký quỹ là 300.000.000 đồng (ba trăm triệu đồng) tại ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch chính (sau đây viết tắt là ngân hàng).
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục nộp tiền ký quỹ theo đúng quy định của ngân hàng và quy định của pháp luật.
Ngân hàng có trách nhiệm xác nhận tiền ký quỹ kinh doanh hoạt động dịch vụ việc làm cho doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp được hưởng lãi suất từ tiền ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng.
  • Sau khi thực hiện hết các nghĩa vụ tài chính liên quan đến hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp, doanh nghiệp được hoàn trả tiền ký quỹ trong các trường hợp sau:
  1. Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp không được cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép;
  2. Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm về việc doanh nghiệp nộp lại, bị thu hồi giấy phép.
  • Tiền ký quỹ được rút trong trường hợp nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm xác nhận về việc giải quyết rủi ro hoặc các khoản đền bù xảy ra trong quá trình hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp.
  • Ngân hàng không được cho doanh nghiệp rút tiền ký quỹ khi chưa có ý kiến bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm.

0

Author