Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016

Thông báo xâm phạm thương hiệu đã đăng ký sở hữu trí tuệ.

Khi thương hiệu đã  đăng ký Sở hữu trí tuệ mà bị tổ chức, cá nhân khác xâm hại thì việc thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng này là điều cần thiết và phải tiến hành ngay. Vậy các công việc trên được triển trai như thế nào? Cùng Việt Luật tìm hiểu nội dung trên qua bài viết sau đây:
thong-bao-xam-pham-so-huu-tri-tue-ve-thuong-hieu

>>> Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là gì ? 
>>> Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng tại Vinh - Nghệ An
>>> Thủ tục công bố sản phẩm hợp quy 

- Thứ nhất: 

Việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu đã được đăng ký:
Theo điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP
Điều 11. Yếu tố xâm phậm quyền đối với nhãn hiệu
1. Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn trên hang hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
2. Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu, gồm mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký được bảo hộ tại Việt Nam.
3. Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
a. Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày(kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho ngườ tiêu dung về hang hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
b. Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
4. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là yếu tố xâm phạm nếu:
a. Dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b. Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ đáp ứng điều kiện quy định tại điểm b khoản 3 điều này hoặc hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự, không lien quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dung về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
5. Trường hợp sản phẩm dịch vụ mang dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt về tổng thể cấu tạo và cách trình bày so với nhãn hiệu được bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ cùng thuộc loại phạm vi bảo hộ thì bị coi là hang hóa giả mạo nhãn hiệu theo quy định tại điều 213 của Luật Sở hữu trí tuệ.

- Thứ hai: 

Về mức sử phạt và hình thức sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ, được quy định tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Mức tiền phạt tối đa đối với cá nhân là 250.000.000đ. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với các nhân. Mức phạt tiền tối tối đa với tổ chức là 500.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ với chúng tôi: 

tu-van-viet-luat-4

0

Chứng nhận hợp quy là gì? Cơ quan nhà nước nào có chức năng giám định sản phẩm hợp quy ? Câu hỏi của bạn đọc có nikname" hungnguyenphuong@yahoo.com" gửi về hộp thư của đơn vị tư vấn Việt Luật chúng tôi có nội dung như trên.
Thay mặt đội ngũ chuyên viên của Việt Luật , luật sư Hà Phương xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới chúng tôi, chúc  bạn sức khỏe và công tác tốt, với câu hỏi cảu bạn  tôi xin trả  lời khái quát như sau:
cong-bo-tieu-chuan-hop-quy



Theo đó, đây là hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá và xác nhận chất lượng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Việc công bố hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật địa phương là hoạt động bắt buộc đối với các cá nhân hay tổ chức.

Cở sở pháp lý
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật:
Nghị định số 127/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN về việc ban hành “Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ”
Thông tư số 23/2007/TT-BKHCN ngày 28/9/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật

Hồ sơ gồm:
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận hợp quy (bên thứ ba):
+ Bản công bố hợp quy (theo mẫu);
+ Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm
+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá....
- Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh (bên thứ nhất):
+ Bản công bố hợp quy theo mẫu quy định;
+ Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường (đặc điểm, tính năng, công dụng....);
+ Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có);
+ Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng theo mẫu hoặc bản sao chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001;
+ Kế hoạch giám sát định kỳ;
+ Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan

Cơ quan thực hiện:
- Chi cục đo lường tiêu chuẩn chất lượng

Thời gian thực hiện :
10 ngày kể từ khi đầy đủ hồ sơ ( không kể ngày lễ và ngày nghỉ )

Chi phí  thực hiện  :
Phí Nhà nước : tùy từng trường hợp
Phí tại Việt Luât :  tùy từng trường hợp



tu-van-viet-luat

0

Để đảm bảo tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với các quy định áp dụng đối với các sản phẩm và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đã công bố. Cơ qua, tổ chức. doanh nghiệp  phải tiến hành các thủ tục công bố chất lượng sản phẩm.
Việt Luật xin hướng dẫn quy trình công bố  tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa tại thành phố Vinh- Nghệ An, và trả lời câu hỏi của  một số độc giả trong khu vực miền Trung áp dung cụ thể .

thu-tuc-cong-bo-chat-luong-san-pham-

Thủ tục công bố tiêu chuẩn  chất lượng sản phẩm hàng hóa tại Vinh gồm các bước như sau:

Công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm sản xuất trong nước:

+ Giấy đăng ký KD bản sao công chứng của công ty đứng ra công bố;
+ Kết quả kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm định đo lường tiêu chuẩn
+ 03 Mẫu sản phẩm yêu cầu kiểm nghiệm.

Công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài:

+ Giấy đăng ký kinh doanh bản sao công chứng của và Công ty phân phối sản phẩm tại Việt Nam.
+ Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis) - Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ
+ Công thức Sản Phẩm (Formulation): Ghi rõ tỉ lệ thành phần % đầy đủ kèm theo công dụng (tên thành phần theo danh pháp quốc tế INCI)
+ Nhãn phụ sản phẩm (Artwork)
+ Phiếu kiểm định chất lượng (nước sở tại).
+ Chứng nhận chất lượng hàng hóa (nước sở tại).
Xem thêm nội dung tại đây:
- Công bố tiêu chuẩn chất lượng là gì ? 
- Thủ tục công bố mỹ phẩm 
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TƯ VẤN VIỆT LUẬT
- Địa chỉ:  126 phố Chùa Láng,  Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại:  043.997.4288 / 0437.332.666 
- Di động: 0965.999.345 / 0935.886.996

0

Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Việt Luật cung cấp dịch vụ công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm  tới quý khách với nội dung thực hiện như sau:

cong-bo-tieu-chuan-chat-luong-san-pham


Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. (Luật TC&QC Kỹ thuật)
Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm sẽ tương ứng là cơ quan quản lý nhà nước khác nhau tiếp nhận hoạt động công bố tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp. Căn cứ các qui định của pháp luật việc công bố tiêu chuẩn chất lượng được thực hiện ở các hình thức khác nhau:

Công bố chất lượng sản phẩm 

Công bố chất lượng sản phẩm Việc công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm là thủ tục bắt buộc đối với tất cả các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp để sản phẩm được lưu hành trên thị trường. Đồng thời, hoạt động công bố chất lượng sản phẩm là một cam kết của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng về sản phẩm mà họ cung cấp

Chất lượng sản phẩm 

Chứng nhận sản phẩm Chứng nhận sản phẩm/hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế… (Chứng nhận hợp chuẩn) là biện pháp mang đến cho người tiêu dùng sự tin tưởng rằng sản phẩm / hàng hoá họ đang sử dụng phù hợp với một tiêu chuẩn cụ thể. Niềm tin này được đảm bảo vững chắc thông qua một quá trình đánh giá tổng thể bao gồm thử nghiệm, đánh giá Hệ thống quản lý chất lượng và giám sát định kỳ.

 Kiểm nghiệm

Kiểm nghiệm Hàng hóa, sản phẩm, nguyên liệu để sản xuất hàng hóa khi muốn đưa vào sản xuất và công bố đạt tiêu chuẩn chất lượng để được tiến hành lưu thông trên thị trường cần thông qua các quy trình về kiểm nghiệm bắt buộc.Tùy từng lĩnh vực mà yêu cầu cũng như quá trình kiểm nghiệm có sự khác nhau.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Dịch vụ khắc dấu chuyên nghiệp
<<< Tư vấn Sở  hữu trí tuệ miễn phí 
<<< Thủ tục thẻ tạm trú tại Việt Nam

Thông tin chi tiết quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc :
0965.999.345/ 0968.29.33.66
Trân trọng cảm ơn !

0

Author